Du học ngành Quản trị Chuỗi Cung Ứng (Supply Chain & Logistics) – đã trở thành từ khoá tìm kiếm của rất nhiều học sinh đang lên kế hoạch cho tương lai của mình. Tuy nhiên, đã có một số hiểu lầm về ngành học này, vô tình khiến việc định hướng của nhiều học sinh không được chính xác, bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt.
Nhiều bạn vẫn còn mơ hồ về khái niệm Supply Chain/ Logistic, cho rằng Supply Chain (SC) và Logistics same same như nhau, thậm chí khăng khăng là học ngành này thì nên chọn các khu vực gần Cảng biển, Sân Bay…thì mới dễ kiếm việc (giống như 1 loạt cty Logistic gần sân bay TSN của mình). Vậy đâu là đúng đâu là sai?
Để có cái nhìn tổng quát hơn về Quản trị chuỗi cung ứng & Logistics, cùng Đồng Thịnh tìm hiểu qua bài viết sau nhé !
1. Quản trị Chuỗi Cung Ứng (Supply Chain Management) và Hậu cần (Logistics) là gì?
Quản trị Chuỗi Cung Ứng là quản lý một chuỗi liên kết các hoạt động, tham gia vào việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng, kể từ giai đoạn nhập nguyên liệu thô, sản xuất, cho đến giai đoạn phân phối thành phẩm. Quá trình này đòi hỏi sự kết hợp của nhiều bộ phận khác nhau trong một công ty và sự kết hợp giữa nhiều công ty cung cấp các dịch vụ với nhau.
– Logistics là một phần của Quản trị Chuỗi Cung Ứng, có những hoạt động như: lên kế hoạch thực hiện đơn hàng, kiểm soát xuất, nhập hàng hóa, nguyên vật liệu, quản lý đội tàu, vận chuyển, kho bãi, xử lý hàng tồn kho.
Cụ thể hơn bằng ví dụ sau:
Khách hàng đặt mua 10.000 cái áo thun.
- Sau khi nhận đơn hàng, bộ phận Kế Hoạch (Planning) của công ty sẽ lên kế hoạch sản xuất: số lượng nguyên vật liệu (vải, khuy, chỉ…) cần nhập; thời gian hoàn thành sản phẩm.
- Nhận được yêu cầu nguyên vật liệu, bộ phận Thu Mua (Purchasing) sẽ liên hệ đặt mua hàng (vải, khuy, chỉ…) đến nhà cung cấp (Supplier) với số lượng và thời gian chỉ định. Đây là một mắt xích trong toàn bộ chuỗi cung ứng, đòi hỏi sự phối hợp giữa 2 công ty với nhau.
- Nhận được hàng (vải, khuy, chỉ…) từ nhà cung cấp, bộ phận Kho (Inventory) sẽ kiểm tra và lưu kho chờ tín hiệu từ bộ phận sản xuất.
- Dựa vào kế hoạch sản xuất, bộ phận Sản Xuất (Production) tiến hành may áo thun.
- Thành phẩm sẽ được bộ phận Chất Lượng (Quality) kiểm tra sau đó lưu kho hoặc chuyển đến bộ phận Phân Phối (Distribution) hay bộ phận Vận Chuyển (Transportation) để giao 10.000 cái áo thun đến khách hàng.
Để đáp ứng nhu cầu theo đơn đặt hàng của khách, các bộ phận trong công ty (như ví dụ trên) và các phòng ban khác như: thiết kế, marketing, tài chính cũng kết hợp chặt chẽ để có được sản phẩm tối ưu nhất về chất lượng và giá thành.
Theo ví dụ trên, quy trình của chuỗi cung ứng sẽ là: Nhận đơn đặt hàng từ khách => Lên kế hoạch => Tìm nhà cung cấp mua nguyên vật liệu => Nhập nguyên vật liệu => Sản xuất, kiểm tra chất lượng => Phân phối, giao hàng cho khách.
Có thể thấy, Quản trị chuỗi cung ứng chính là quản lý cả một hệ thống gồm quản lý nguồn cung cấp, mua hàng, sản xuất, tồn kho và các hoạt động logistics.
2. Có phải chỉ nên học ngành Quản trị Chuỗi Cung Ứng – Logistics tại những trường có vị trí gần cảng biển
Thật ra Quản trị Chuỗi Cung Ứng (bao gồm Logistics) không chỉ áp dụng trong các công ty sản xuất hàng hóa (xe hơi, trang trí nội thất, vật dụng, ….) mà các tổ chức cung cấp dịch vụ (bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, …) cũng luôn có các hoạt động quản trị chuỗi cung ứng; Nên, bạn hoàn toàn có cơ hội học tập và làm việc về chuyên ngành này tại nơi có vị trí không gần cảng biển.

3. Tôi sẽ đạt được gì khi học Quản trị Chuỗi Cung Ứng?
Bạn sẽ hiểu và biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế như:
- Hiểu mối quan hệ qua lại của hệ thống quản lý chuỗi cung ứng.
- Hiểu quy trình hoạt động trong sản xuất, phân phối và dịch vụ.
- Biết lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá các dự án.
- Biết cách giao tiếp hiệu quả trong kinh doanh.
- Biết áp dụng kiến thức cơ bản về nguyên tắc kế toán chi phí và quản lý.
- Biết áp dụng các nguyên tắc quản lý chất lượng; chính sách và thông lệ hiện hành về mua hàng.
- Biết áp dụng các phương pháp và kỹ thuật tốt nhất để quản lý vận chuyển, trung tâm phân phối và kho hàng.
- Và còn hơn thế nữa
4. Vậy cụ thể vị trí, công việc mà tôi có thể làm trong ngành này là gì?
Với độ phủ rộng gồm nhiều hoạt động trong Chuỗi Cung Ứng, sau khi học Supply Chain Operations Management (3 năm), bạn có thể làm việc ở những vị trí sau:
- Nếu là người có tính cách hướng ngoại, có khả năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, bạn sẽ phù hợp với những vị trí trong hoạt động mua hàng (Procurement) và hậu cần (Logistics) :
- Chuyên viên đấu thầu mua hàng (Procurement Specialist)
- Quản lý Thu Mua (Purchasing Manager)
- Quản lý phân phối và hậu cần (Distribution and Logistics Manager)
- Nếu bạn tỉ mỉ, cẩn thận thì những vị trí sau sẽ là lựa chọn hợp lý :
- Nhân viên Kế hoạch Sản Xuất (Production Planner)
- Nhân viên phân tích tài chính và chi phí (Financial and Cost Analyst)
- Chuyên gia hệ thống chất lượng QS / ISO (QS/ISO quality systems specialist)
- Chuyên gia đảm bảo chất lượng (Quality assurance specialist)
- Thủ kho (Inventory Controller)
- Nếu tư duy, làm việc theo quy trình là thế mạnh của bạn cùng với kinh nghiệm làm việc, bạn có thể đảm nhận vị trí :
- Quản lý Sản Xuất (Production Manager)
- Quản lý Chuỗi Cung Ứng (Supply Chain Manager)
- Chuyên viên hoạch định nguồn lực doanh nghiệp SAP (Systems, Applications and Products – SAP enterprise resource planning specialist)
Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về vận hành chuỗi cung ứng để có thể mạnh dạn lên kế hoạch học tập cho mình trong chuyên ngành này.
Có bất kì thắc mắc về du học các nước, đừng ngại để lại thông tin tại đây để được hỗ trợ giải đáp ngay nhé !
Chúc các bạn luôn vui và học tốt !
TÌM HIỂU THÊM :
CHECKLIST GIẤY TỜ CẦN CHUẨN BỊ KHI MUỐN DU HỌC NƯỚC NGOÀI
HỌC BỔNG TỪ CÁC TRƯỜNG GROUP OF EIGHT (Go8) AUSTRALIA – CHƯƠNG TRÌNH DỰ BỊ ĐẠI HỌC (PHẦN 1)
07 WEBSITE HOT TÌM KIẾM HỌC BỔNG DU HỌC MỸ CHO SINH VIÊN QUỐC TẾ
MOTIVATION LETTER (SOP) – CÁCH VIẾT THÀNH CÔNG CHO HỒ SƠ DU HỌC BẬC MASTER