Phỏng vấn xin Visa du học và nhất là xin Visa du học Anh luôn là cánh cửa khó khăn mà bắt buộc các học sinh/sinh viên phải vượt qua. Có nhiều trường hợp các bạn tốn nhiều công sức để có được bộ hồ sơ hoàn hảo nhưng lại không thể đi du học vì bị đánh rớt buổi phỏng vấn Visa.
Để giúp các bạn có thể chuẩn bị tốt hơn cho cuộc phỏng vấn, Đồng Thịnh xin tổng hợp các câu hỏi thường gặp và phần gợi ý trả lời chứa nội dung được Đại sứ quán Anh quốc đánh giá cao.
Cuộc phỏng vấn được tiến hành sau khi bạn hoàn tất hồ sơ và cung cấp thông tin sinh trắc học cho Trung tâm tiếp nhận hồ sơ Visa. Phần lớn những câu hỏi phỏng vấn thường xây quanh các thông tin về khóa học, trường, ngành nghề mà bạn theo học, khả năng tiếng Anh và khả năng bạn đảm bảo chi phí khi đi du học,… Các câu trả lời sẽ được ghi âm và nhập vào máy để đảm bảo sự minh bạch khi có kết quả. Nếu nhưng có sự không thống nhất trong hồ sơ và các câu trả lời phỏng vấn thì bạn phải nhận được một cuộc phỏng vấn khác để xác nhận lại thông tin hoặc việc xin Visa du học Anh của bạn sẽ không được chấp nhận. Thông thường những cuộc phỏng vấn này sẽ tiến hành qua cuộc gọi video và trao đổi hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn Visa du học Anh và các gợi ý trả lời được đánh giá cao (Đại học UK):
A. TRƯỜNG, KHÓA HỌC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHẾ NGHIỆP TƯƠNG LAI

Q1: Lý do bạn quyết định học tại Đai học UK?
Đồng Thịnh Đồng Thịnh gợi ý: Hãy nêu những lợi ích khi bạn nhận được khi đi du học tại Anh quốc so với việc bạn du học tại những nước khác
Q2: Tại sao bạn lại chọn khóa học này?
Đồng Thịnh gợi ý: Cũng giống như câu 1 bạn phải tìm hiểu đầy đủ thông tin về khóa học mà bạn đã đăng ký học và cả những khóa học mà bạn từng căn nhắc muốn học, từ đó bạn mới tiến thành so sánh giữa các khóa học để chứng minh cho người phỏng vấn thấy rằng khóa học mà bạn chọn là khóa học hoàn toàn phù hợp với kế hoạch nghề nghiệp tương lai (về sở thích, đam mê, và cơ hội nghề nghiệp, mức lương,…)
Q3: Vậy khóa học này sẽ hỗ trợ như thế nào cho kế hoạch nghề nghiệp tương lai của bạn?
Đồng Thịnh gợi ý: Lập kế hoạch nghề nghiệp tương lai dài hạn có thể là 5 năm. Trong quá trình học tập tại trường bạn sẽ nhận được gì? ( kỹ năng chuyên môn không chỉ được giảng dạy trên lớp mà còn được áp dụng trên thực tế, các kỹ năng mềm: giao tiếp, làm việc nhóm, tham gia các sự kiện cộng đồng lớn,… được trường hỗ trợ thực tập tại môi trường chuyên nghiệp,…), những lợi ích được trường mang lại sẽ giúp ích gì cho kế hoạch nghề nghiệp của bạn? Nếu được bạn hãy giới thiệu những người từng học tại trường (sau khi tốt nghiệp họ đang làm ở đâu, vị trí mà họ đang làm?)
Nếu như khóa học bạn theo học tại Anh tương ứng với khóa học bạn từng học tại Việt Nam hoặc khóa học tại Anh có thể bổ trợ cho khóa học bạn từng học thì đó cũng là một lợi thế khi bạn trình bày với người phỏng vấn.
Q4: Triển vọng phát triển nghề nghiệp của bạn là gì?
Đồng Thịnh gợi ý: Bạn nên chứng minh rằng ngành mà bạn theo học sẽ trở thành ngành có triển vọng cao ở Việt Nam (cơ hội việc làm, phát triển nghề nghiệp, mức lương,…), để tìm hiểu sâu hơn, bạn có thể tham khảo trên báo, website hoặc những trang tin tức để chắc chắn rằng câu trả lời của bạn rõ ràng, có dẫn chứng bằng số liệu càng tốt và đồng thời đây cũng là cơ sở để bạn định hướng nghề nghiệp tương lai của mình
Q5: Bạn dự tính bạn sẽ nhận được mức lương là bao nhiêu sau khi tốt nghiệp?
Đồng Thịnh gợi ý: Tùy theo kế hoạch tương lai của bạn mà bạn có mức lương khác nhau. Nếu bạn quay về Việt Nam thì nên trả lời mức lương trung bình theo thị trường việc làm của Việt Nam. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu về mức lương trung bình của một du học sinh làm việc tai Việt Nam (tốt nhất là có con số chính xác). Nếu bạn định ở lại Anh thì bạn nên tìm hiểu thêm chính sách nhập cư.
B. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

Q1: Tại sao bạn lại chọn nước Anh trong khi học phí tại Anh mắc hơn nhiều so với học phí tại Việt Nam?
Đồng Thịnh gợi ý: Lý do mà gia đình bạn và bạn lại quyết định đầu tư một khoảng tiền lớn vào việc du học tại Anh? (nền giáo dục chất lượng thế giới, ưu thế về bằng cấp của Anh: công nhận Quốc tế, cơ hội làm việc tại các công ty lớn cao, mức lương khiến nhiều người mơ ước,…), lập kế hoạch ngân sách khi du học ở Anh (toàn bộ chi phí, học phí và sinh hoạt phí mà bạn phải chi trong thời gian học tập và cách để bạn cho trả cho tất cả chi phí đó: từ gia đình, công việc làm thêm,…)
Q2: Bạn sẽ đầu tư cho việc học của bạn như thế nào? / Người tài trợ cho việc học của bạn là ai? Họ dự định tài trợ khoảng bao nhiêu tiền?
(Mục đích của câu hỏi này là muốn kiểm tra xem có thật sự là số tiền mà bạn bỏ ra sẽ hoàn toàn phục vụ cho mục đích học tập hay không? Và cũng giúp xác minh lại những thông tin mà bạn đã cung cấp trong hồ sơ cho Trung tâm tiếp nhận hồ sơ Visa. Chính vì vậy bạn phải nắm rõ về nguồn gốc cũng như quỹ tiền cung cấp cho việc học của mình, kế hoạch chi trả chi phí học tập, kế hoạch dự trù khi việc học của bạn kéo dài thêm. Ngoài ra, bạn cần phải nắm rõ về chi phí sinh hoạt như quần áo, nhà ở, ăn uống, dịch vụ khác,…). Bạn cũng trình bày rõ chức vụ của ba/mẹ trong công ty làm việc, thu nhập hàng tháng, tài khoản ngân hàng,…
Nếu đây là một khoản vay thì làm thế nào bạn có thể hoàn lại?
Còn nếu bạn nhận được học bổng thì nên xin giấy xác nhận học bổng từ trường hoặc tổ chứa tài trợ để gia tăng sự tin tưởng cho người phỏng vấn.
Q3: Bạn có dự định làm thêm khi đi du học ở Anh Quốc không?
Đồng Thịnh gợi ý: Hầu như tất cả du học sinh điều đi làm thêm để tiết kiệm chi phí cho gia đình. Bên cạnh đó việc đi làm thêm cũng giúp cho bạn có thêm kinh nghiệm làm việc và nhanh chóng thích nghi với môi trường sống mới ở Anh. Nhưng khi quyết định đi làm bạn nên căn nhắc rằng công việc này có giúp ích gì cho công việc của bạn trong tương lai hay không? Và bạn cũng cần nắm rõ những quy định dành cho sinh viên Quốc tế về việc làm thêm như: số giờ, quyền lợi của sinh viên Quốc tế khi đi làm thêm, mức lương trung bình cho công việc, những công việc mà bạn có thể làm,…)
C. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC

Q1: Trong hồ sơ học tập bạn có một khoảng trống khá dài, vậy lý do nào giúp bạn quyết định tiếp tục việc học?
Đồng Thịnh gợi ý: Hãy đặt ra những câu hỏi cho bản thân và tự trả lời chúng:
Tại sao bạn lại quyết định ngừng việc học lại? (vấn đề về tài chính, chưa định hướng được nghề nghiệp, muốn trải nghiệm môi trường làm việc sớm,…)
Lý do nào giúp bạn tiếp tục việc học? (cơ hội làm việc tương lai với mức lương cao hơn, tìm thấy ngành nghề phù hợp với sở thích và đam mê của bản thân,…)
Q2: Trước đây bạn từng học tại Anh chưa? Lý do mà bạn muốn tiếp tục theo học tại Anh?
Đồng Thịnh gợi ý: Miêu tả về sự liên kết giữa khóa học mới với khóa học trước. Đồng thời, chứng minh rằng khóa học mới sẽ giúp bạn phát triển thêm kỹ năng nghề nghiệp và giúp hỗ trợ thêm cho những kiến thức mà bạn đã từng theo học trước đó.
Q3: Tiếng Anh của bạn chưa đủ tốt, làm thế nào bạn có thể theo kịp chương trình học ở Anh?
Đồng Thịnh gợi ý: Bạn có thể tham gia các khóa học tiếng Anh ngắn hạn ở Anh trước khi bắt đầu khóa học chính thức và với môi trường giao tiếp tốt cùng với sự chăm chỉ, khả năng cầu tiến, bạn có thể đáp ứng một cách tốt nhất khóa học của bạn….
Q4: Bạn có người thân ở Anh không?
Đồng Thịnh gợi ý: Bí mật để trả lời câu hỏi này là: sự trung thực và khôn khéo trong cách ăn nói của bạn. Nếu như người thân của bạn khá xa nơi bạn định theo học thì không cần giới thiệu nhiều về họ.
Q5: Bạn dự định ở đâu trong thời gian du học Anh?
Đồng Thịnh gợi ý: Bạn cần nhớ chính xác địa chỉ nơi mà bạn sẽ ở trong thời gian du học. Điều này sẽ góp phần chứng tỏ cho việc bạn đã chuẩn bị chu đáo kế hoạch du học.
Các lưu ý khác:
1. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nắm rõ các thông tin về trường, khóa học
2. Hãy chọn cho bạn một bộ đồ phù hợp, thoải mái nhưng vẫn lịch sự kèm theo trang điểm nhẹ để tăng sự tự tin của bạn nhé ( đối với các bạn nữ ). Và luôn nở nụ cười để tạo cảm giác thân thiện cho cuộc phỏng vấn nhé!
3. Hãy coi đây nhưng 1 cuộc nói chuyện, trao đổi bình thường, đừng quá căng thẳng
4. Thỉnh thoảng bạn nên đặt ra 1 số câu hỏi thú vị, có hóm hỉnh, vui vẻ để cho cuộc đối thoại diễn ra dễ dàng hơn và không quá cứng nhắc. Điều này cũng tạo ấn tượng tốt cho người phỏng vấn
5. Nếu bạn không nghe rõ câu hỏi thì bạn đừng ngại hỏi lại, vì chỉ có như vậy mới giúp cho bạn có thể trả lời đúng các câu hỏi
6. Tình huống gây khó khăn nhất là khi người phỏng vấn nghi ngờ hồ sơ của bạn về mục đích du học và việc bạn có quay về Việt Nam sau khi tốt nghiệp hay không? Bạn hãy cho họ thấy rằng bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng như thế nào cho kế hoạch du học bằng cách thuyết phục họ qua kế hoạch học tập và phát triển tương lai một cách chặt chẽ, hợp lý và chứng minh rằng Việt Nam là nơi xứng đáng để bạn quay trở về (là thị trường tiềm năng để các nhà đầu tư lớn Quốc tế xâm nhập vào từ đó tạo ra nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp,… Ngoài ra, con người,văn hóa của Việt Nam cũng rất đẹp và tuyệt vời,.. Hãy cho họ những lý do chứng minh mục đích du học của bạn hoàn toàn tốt đẹp nhé, như vậy mọi nghi ngờ có thể được xóa bỏ và đương nhiên bạn sẽ có cơ hội đậu Visa cao