Personal Statement – Thư giới thiệu bản thân hay Tuyên bố cá nhân là một bức thư gửi cho trường đại học, thông qua đó bộ phận tuyển sinh của trường sẽ hiểu được phần nào đó về con người bạn, mục tiêu, ước mơ và năng lực của sinh viên. Rất nhiều trường đại học, dựa vào lá thư này, để không chỉ xem xét chấp thuận bạn vào trường mà còn để xét học bổng cho sinh viên.
Xét trên mức độ quan trọng của nó trong hồ sơ đi học, việc đưa những thông tin nào vào bức thư ? Nên bắt đầu từ đâu ?! Làm thế nào bạn có thể tạo ra sự khác biệt với các ứng viên khác? đều là những câu hỏi không dễ trả lời.
Tôi đã tự hỏi những câu hỏi này rất lâu, đặc biệt là phần mở đầu, cho đến khi cuối cùng tôi bắt đầu ngồi xuống và bắt đầu viết. Tôi muốn tạo sự khác biệt và thu hút sự chú ý của hội đồng tuyển sinh ngay lập tức và tôi đã khám phá ra một số cách để bắt đầu lá thư của mình một cách hấp dẫn nhất, chia sẻ để các bạn cùng tham khảo nhé !
1. MỞ ĐẦU BẰNG MỘT CÂU CHUYỆN CÁ NHÂN THU HÚT
Mọi người đều thích một câu chuyện hay, phải không? Đặc biệt là những câu chuyện có thể tạo nên sự đồng cảm và khơi gợi được cảm xúc của người đọc. Nhưng, làm thế nào để có thể tạo ra một câu chuyện như vậy trong bản tuyên bố cá nhân? Những câu chuyện ở đây, sẽ thường là câu chuyện liên quan đến nguyên nhân, động lực khiến bạn chọn ngành học này hoặc trường này, quốc gia này để học.
Đầu tiên, trong trường hợp bạn đã có sẵn một câu chuyện cho bản thân, vậy thì quá tốt. Hãy kể lại nó, cố gắng tiết chế câu chữ mà đủ ý, đừng lê thê dài dòng.
Trong trường hợp, bạn giống như tôi, không thực sự có một câu chuyện thuyết phục về lý do tại sao bạn chọn ngành học này. Cũng đừng quá lo lắng. Trước hết bạn hãy dành thời gian nhìn lại những gì xảy ra trong cuộc sống của mình hằng ngày, có những yếu tố nào có thể kết nối với ngành học mà bạn chọn, hãy tìm kiếm nó !
- Bạn luôn tò mò vì sao chiếc máy tính có thể giúp bạn kết nối với cả thế giới, nó hoạt động như thế nào…Chính sự tò mò này là động lực để bạn chọn ngành khoa học máy tính
- Bạn luôn thắc mắc vì sao cái tivi có thể truyền phát thông tin, vì sao tủ lạnh có thể giữ hơi lạnh, vì sao ô tô có thể chạy…. đây là động lực để bạn chọn học ngành điện điện tử, cơ khí động lực, cơ khí chế tạp máy, điện lạnh…
- Bạn có hứng thú với việc kinh doanh,…
- Bạn yêu thích hội họa, bạn có thể vẽ cả ngày không chán
- Bạn có người thân bị bệnh tật giày vò, bạn muốn trở thành bác sỹ hoặc chuyên gia về sức khỏe…
Tất cả những điều trên là chất liệu cơ bản để bạn tạo nên câu chuyện cho bản thân. Từ phần khung này, hãy suy nghĩ sâu hơn về việc bạn đã/ sẽ làm gì để thỏa mãn trí tò mò/ hứng thứ của mình. Và cuối cùng hãy nói về thời điểm bạn quyết định theo đuổi nó như một nghề nghiệp nghiêm túc chứ không phải chỉ là hứng thú nhất thời.
Bất kể là bạn kể về cách bạn được truyền cảm hứng để theo đuổi lĩnh vực bạn chọn như thế nào, thì một câu chuyện cá nhân có liên quan đến nghề nghiệp trong thư giới thiệu cũng sẽ ít nhiều tạo cho ban tuyển sinh những ấn tượng mạnh mẽ về bạn hơn những lá thư thông thường.
2. MỞ ĐẦU BẰNG MỘT CÂU NÓI NỔI TIẾNG
Một phương pháp mở đầu khá cũ và kinh điểm nhưng không hề lỗi thời để thu hút sự chú ý của ban tuyển sinh ngay phút đầu tiên.
Hầu hết các lĩnh vực học thuật đều có một số câu nói rấy hay của những chuyên gia/ danh nhân làm việc trong lĩnh vực đó, bất kể là kỹ thuật, công nghệ, hay du lịch, y học, ngôn ngữ học… Điểm quan trọng là bạn cần phải chọn được một câu hỏi có kết nối đến bản thân bạn. Thậm chí, hay hơn nữa, bạn có thể không cần chọn những câu nói của người nổi tiếng. Đó là thể là câu nói của thầy cô giáo, cha mẹ, ông bà, hay một người nào đó gần gũi mà bạn thực sự kính trọng, có ảnh hưởng đến bạn. Hãy chọn lọc những câu nói mà :
- Có liên quan đến lý do bạn chọn ngành học
- Có sự liên kết giữa một sở thích cụ thể nào đó của bạn với lĩnh vực bạn chọn
- Có tính định hướng, kết nối giữa một sự kiện xảy ra với bạn hoặc bạn gặp được ở quá khứ đến ngành học mà bạn chọn. Ví dụ bạn đã chứng kiến Covid-19 tác động đến sức khỏe – kinh tế – đời sống của những người xung quanh bạn như thế nào, dựa vào một ý tưởng định hướng nào đó, bạn quyết định chọn quản lý rủi ro kinh tế, hay mental health hay dịch tễ học…
3. MỞ ĐẦU BẰNG MỘT SỰ THẬT KHIẾN BẠN PHẢI THAY ĐỔI GÓC NHÌN
Sự thật luôn là yếu tố thu hút sự chú ý bởi vì chúng có thể gây ngạc nhiên mạnh mẽ. Hãy tìm kiếm những sự thật khiến bạn ngạc nhiên, bởi vì một lần nữa, phần mở đầu cần chuyển sang phần còn lại của là thư một cách suôn sẻ. Hãy tìm một sự thật mà bạn muốn viết về, đương nhiên nó cần có tính kết nối với lĩnh vực bạn chọn. Khi bạn tìm thấy sự thật đó, bạn có thể thực hiện một hoặc nhiều cách sau:
- Nói về lý do bạn biết về sự thật này.
- Kết nối nó với trải nghiệm của bản thân bạn.
- Liên hệ sự thật đó với lý do bạn quan tâm đến lĩnh vực bạn chọn học.
- Chuyển sang thảo luận về sở thích cụ thể của bạn bằng cách liên kết chúng với sự thật nêu trên.
Một lần nữa lưu ý, bất kể chọn cách mở bài như thế nào, cũng đừng viết về những điều chung chung, hãy làm cho personal statement xoáy sâu vào cá nhân bạn.
Trên đây là 3 cách mở cho thư giới thiệu bản thân giúp bạn thu hút được sự chú ý của ban tuyển sinh từ đó đạt được mục đích cuối cùng là họ thấy hứng thú và nhìn thấy được tiềm năng và sự nghiêm túc của bạn trong việc theo đuổi việc học. Đương nhiên còn nhiều cách mở bài hay khác, rất mong được các bạn chia sẻ thêm với mình nhé !
Lliên hệ ngay với Đồng Thịnh hoặc để lại thông tin ở Đây để được nhận danh sách các học bổng lớn của các trường đại học Anh, Úc, Mỹ và hướng dẫn làm hồ sơ xin học bổng, du học các nước hoàn toàn miễn phí nha!
Chúc các bạn luôn vui và học tốt !
TIN LIÊN QUAN :
- TRẢ LỜI CÂU HỎI ” TẠI SAO BẠN XỨNG ĐÁNG VỚI HỌC BỔNG NÀY ?” THẾ NÀO CHO NGẦU ?
- MOTIVATION LETTER (SOP) – CÁCH VIẾT THÀNH CÔNG CHO HỒ SƠ DU HỌC BẬC MASTER
- 5 SAI LẦM THƯỜNG MẮC PHẢI KHI LÀM HỒ SƠ XIN HỌC BỔNG DU HỌC
- SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA MOTIVATION LETTER, STATEMENT OF PURPOSE, COVER LETTER & PERSONAL STATEMENT
TIN TỨC CẬP NHẬT :