Khoa học máy tính ( Computer Science – CS) tập trung đào tạo về hệ thống phần mềm của máy tính. Chiếc bằng tốt nghiệp đại học ngành CS sẽ là tấm vé cho bạn bước vào 1 trong những lĩnh vực hiện đang khát nhân lực nhất thế giới hiện nay. Với tính chất không ngừng nỗ lực tìm ra các giải pháp cho đời sống con người, có thể nói lập trình là một lĩnh vực cực kỳ sáng tạo. Những lập trình viên có kiến thức kỹ thuật tốt cùng với kỹ năng nổi bật luôn được săn đón ở khắp mọi nơi, họ có thể làm việc ở đa dạng các vị trí trong lĩnh vực này với mức lương rất cao.
Với sẽ tiến bộ thần tốc và tính ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ vào cuộc sống con người, ngày càng nhiều công ty và tổ chức ồ ạt tuyển dụng nhân sự ngành IT và khoa học máy tính. Ngày nay, công nghệ len lỏi với mọi ngóc ngách trong đời sống con người. Để đáp ứng được nhu cầu người dùng, đi cùng xu hướng, mỗi một công ty đều có bộ phận IT. Vì vậy, các bạn tốt nghiệp ngành này có cơ hội làm việc trong rất nhiều lĩnh vực từ ăn uống, may mặc cho đến sản xuất, y tế, bảo hiểm….
Cùng tìm hiểu sâu hơn về ngành Khoa học máy tính và những lợi ích cũng như công việc mà các bạn có thể làm sau khi học ngành này trong bài viết dưới đây nhé !
Lợi ích khi học ngành Khoa học máy tính (CS)
Kỹ năng mềm
Công việc trong ngành Khoa học máy tính yêu cầu bạn phải làm việc cùng 1 team lớn. Trong số đó có thể có người không có cùng chuyên môn kỹ thuật với bạn và đa phần các bạn làm việc trong lĩnh vực khoa học công nghệ đều khá khô khan và không thực sự giỏi trong việc giao tiếp. Việc bạn có thể trao đổi một cách hiệu quả với cách thành viên trong nhóm sẽ biến bạn trở thành nhân vật giá trị của nhóm. Thông qua chương trình học, bên cạnh ngôn ngữ lập trình, bạn sẽ được học cả kỹ năng giải quyết vấn đề thực tế, kỹ năng làm việc nhóm, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo…
Công việc hấp dẫn
Sự phát triển liên tục của những công nghệ mới cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu tuyển dụng các bạn tốt nghiệp ngành công nghệ cũng sẽ tiếp tục tăng cao với mức lương hấp dẫn. Theo phân tích của Cục Thống Kê Lao Động Hoa Kỳ (US Bureau of Labour Statistics), công việc thuộc lĩnh vực khoa học máy tính sẽ tăng 13% đến trước 2026.
Chi phí học hợp lý
Rất nhiều trường đaị học hiện đang có các chương trình đào tạo ngành khoa học máy tính chất lượng cao với chi phí hợp lý. Hơn nữa, vì đây là ngành học liên quan đến máy tính, phần mềm, mạng lưới thông tin nên bạn cũng có thể chọn học các chương trình online. Cho dù là bậc học nào, bạn cũng có thể tìm được chương trình đào tạo liên quan đến khoa học máy tính, được dạy bằng tiếng anh ở khắp các trường đại học trên thế giới.
Các công việc phổ biến nhất của ngành Khoa học máy tính
Học CS, bạn có thể làm việc trong rất nhiều lĩnh vực : từ y tế, giáo dục, sản xuất, thương mại, tài chính, giải trí, nghệ thuật…. Hiện nay, dường như không hề có giới hạn nào về lĩnh vực mà ngành học CS có thể bị giới hạn. Dưới đây là top 4 công việc cụ thể phổ biến nhất mà sau khi hoàn tất chương trình học về CS, các bạn có thể đảm nhận :
01. Lập trình — Programmer/Developer
(tất nhiên ai cũng nghĩ đến đầu tiên): Riêng lập trình các bạn có thể chọn hàng chục ngôn ngữ khác nhau như Java, .Net, PHP, Python, Swift, Kolin, NodeJS, GoLang, JavaScript… Ngoài ra các bạn cũng có những vị trí lập trình khác nhau như backend, frond-end, data engineering, database programming…. Ở VN mọi người thường nghĩ đến việc chỉ lập trình đến năm 30 tuổi sau đó thì làm quản lý. Thực tế trên thế giới nghề lập trình có thể làm đến già, những người làm càng lâu càng biết sâu và trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của họ. Thực tế rất nhiều CTO (Giám đốc Công nghệ) vẫn phải đảm nhận những công việc lập trình khó. Ví trí này thông thường cần kỹ năng giải quyết vấn đề, ngoài ra khả năng trừu tượng hoá cũng là cái cần có của một Developer.
02. Thiết kế phần mềm hay thiết kế hệ thống (System Architect)
thông thường ở VN thì công việc này thường kiêm nhiệm (có thể CTO hoặc Tech Lead kiêm nhiệm luôn vị trí này). Ở vị trí này yêu cầu hiểu biết sâu về lập trình, database, server và product development. Hiểu được những vấn đề ngắn hạn và dài hạn có thể gặp phải khi phát triển, cũng phải hiểu tính chất, điểm yếu điểm mạnh của từng thứ ngôn ngữ lập trình, DB, Server… Nói chung phải là người có trí tưởng tượng tốt để hình dung ra những vấn đề gặp phải sau này. Vừa là kiến trúc sư phần mềm, cũng vừa hiểu những thực tế của việc phát triển phần mềm. Vị trí này cần nhất kỹ năng strategic & planning.
03. UX designer
Là vị trí hiểu được những thứ người dùng sử dụng. Họ phải mô tả được cho team việc phần mềm sau khi làm ra thì có những thành phần nào tham gia, họ sẽ tiếp cận sản phẩm như thế nào… (tìm hiểu khái niệm customer Jouney Mapping). Ngoài ra họ cũng phải mô tả được về những thứ nhìn thấy như giao diện, những màn hình cần có, các thành phần được bố trí thế nào, các luồng màn hình thế nào (click vào cái gì thì đi đâu)… Cũng giống như system Architect, UX Designer ở VN thường cũng là vị trí kiêm nhiệm của Product Manager hoặc UI Designer… Đối với UX Designer thì sự tỷ mỉ chi tiết, và khả năng tưởng tượng là những thứ cần thiết nhất.
04. Business Analysis (BA), Product Owner
Là người chịu trách nhiệm về yêu cầu công việc. Thông thường sẽ là vị trí trung gian làm cầu nối giữa một bên là những vị trí phi kỹ thuật như Marketing, Sale, CEO… với những vị trí kỹ thuật như bên trên. Họ có thể nói được cả 2 tiếng nói cả kỹ thuật và phi kỹ thuật. Họ phải làm sao để mô tả những yêu cầu của các team khác dưới ngôn ngữ kỹ thuật, UX Designer, Developer… có thể triển khai được những thứ team khác mong muốn. BA/PO đôi khi cũng phải là người nghĩ ra những hướng đi cho dự án. Kỹ năng cần thiết nhất của BA/PO là kỹ năng phân tích và đánh giá nhu cầu của các thành phần liên quan.
05. Quản lý dự án Project Manager / Scrum Master (cái này ko biết dịch sao):
Là vị trí liên quan nhiều đến quản lý, bố trí ai làm việc gì, là người chịu trách nhiệm làm sao để team đi đúng hướng. Họ phải hiểu điểm mạnh, điểm yếu của từng người để bố trí. Họ là người biến những thứ mong muốn của BA/PO trở thành hiện thực thông qua việc làm việc với những thành viên khác. PM đôi khi đảm nhận cả vai trò của BA/PO (PM truyền thống), thậm chí cả System Architect + UX Designer cũng được PM kiêm luôn. Tuy nhiên cách làm này thường hay khiến team bị bottleneck ở vị trí của PM, khiến cho team bị chậm. Ở VN thì PM thường được coi là “sếp”, nhưng thực tế PM cũng chỉ là 1 vị trí trong team chứ ko phải là sếp hay gì. Trong đó PM thì cần nhất khả năng giao tiếp và trao quyền, kỹ năng lập kế hoạch cũng quan trọng không kém.
06. Tester/QA/QC
Là vị trí đảm bảo những gì Developer làm ra đúng với yêu cầu của BA/PO. Tester/QA thường là những người Executive, những người kiểm tra trực tiếp sản phẩm, đảm bảo những gì làm dev làm ra là đúng và…hợp lý. QC là người kiểm soát về quy trình, đảm bảo quy trình được thực thi đúng. Khi quy trình đúng thì gián tiếp đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đối với QA thì quan trọng nhất là sự tỷ mỉ và cẩn thận.
07. Quản trị hệ thống (System Administrator) / Dev-op
Là những người đảm bảo môi trường phát triển cho team. Là những người thực hiện việc cài cắm server, Backup, thiết lập môi trường, thiết lập môi trường phát triển, vận hành hệ thống… Đối với những người non-tech thì đây là ông chuyên đi cài Win với Restart modem khi cần. Quản trị hệ thống thì việc kỹ năng ra quyết định, sự cẩn thận là những thứ quan trọng nhất.
08. Kỹ sư dữ liệu (Data Engineering) / Data Analysis / Data Scientist
Ở VN vị trí này tương đối mới mẻ, thực tế có lẽ chưa có trường nào đào tạo. 3 vị trí này có điểm chung là cùng làm việc với dữ liệu, tuy nhiên có sự khác nhau như sau: Data Engineering là người biết lập trình vừa hiểu cách phân tích data, biết viết những chương trình phầm mềm để xử lý data đưa ra báo cáo gì đó. Data Analysis là người sử dụng công cụ hoặc kết quả làm ra của Data Engineering để đưa ra được hành động hoặc kết luận phục vụ cho những vị trí khác về bussiness. Data Scientist là người ở tấng cao hơn, trừu tượng hơn so với Data Engineering, họ có thể ko biết lập trình, ko hiểu data như DA, tuy nhiên họ hiểu thuật toán xử lý dữ liệu và hướng dẫn Data Engineering xử lý được Data theo thuật toán mà họ hướng dẫn. Đối với những vị trí trên thì sự hiểu data và khả năng phân tích dữ liệu để đưa ra đánh giá là những thứ cần thiết nhất (Nhất là với DA/DE)
09. Product Manager
Vị trí này tương đối giống với Project Manager. Tuy nhiên Product Manager thường nói đến vị trí để ý nhiều hơn đến sản phẩm, ít chú ý đến việc quản lý. Vị trí Product Manager yêu cầu kinh nghiệm rất đa dạng. Thông thường phải có kiến thức của tất cả các phần trên, đặc biệt là phải có kinh nghiệm của một UX Designer, BA, System Architect, Developer và cả về Business nữa. Nói chung để đảm nhận về vị trí Product Manager thường yêu cầu kinh nghiệm khá toàn diện. Vị trí Product Manager cần rất nhiề u kỹ năng, kỹ năng phân tích, tư duy chiến lược cần có nhưng sự tỷ mỉ chi tiết cũng cần luôn. Nói chung đây là vị trí rất khỏ cấn có nhiều kỹ năng để có thể làm được.
Trên đây là các công việc phổ biến dành cho các bạn theo đuổi ngành Khoa học máy tính. Ngoài ra, tùy thuộc vào mô hình phát triển của mỗi công ty mà còn có thêm nhiều vị trí khác nữa. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích, giúp bạn có sự lựa chọn chính xác cho nghề nghiệp tương lai của mình nhé !
Chúc các bạn luôn vui và học tốt !
Đừng quên liên hệ ngay với Đồng Thịnh hoặc để lại thông tin ở Đây để được hướng dẫn làm hồ sơ xin học bổng, du học các nước hoàn toàn miễn phí nha!
Thông tin bài viết được tham khảo từ Topdev.vn
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM :
5 SAI LẦM THƯỜNG MẮC PHẢI KHI LÀM HỒ SƠ XIN HỌC BỔNG DU HỌC
TỔNG HỢP CÁC HỌC BỔNG HẤP DẪN NHẤT DÀNH CHO DU HỌC SINH ÚC