Súc miệng bằng nước ấm với muối, giấm, baking soda, hoa cúc… dễ chuẩn bị tại nhà, có thể giảm các triệu chứng đau họng.
Đau họng thường do nhiễm virus hoặc vi khuẩn, sự nhiễm trùng này kích thích hệ miễn dịch, gây sưng và đỏ. Súc miệng có tác dụng diệt khuẩn, kháng khuẩn và khử trùng, loại bỏ vi sinh vật có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm. Súc miệng giảm đau họng thông qua quá trình thẩm thấu. Các chất thẩm thấu vào cổ họng đẩy các chất lỏng, máu dư thừa ra khỏi các mô, giảm sưng và đau.
Dưới đây là 5 cách làm nước súc miệng tại nhà có thể cải thiện triệu chứng đau họng theo TuaSaúDe (Tây Ban Nha).
Nước ấm với muối
Khi súc miệng bằng nước muối ấm, quá trình thẩm thấu diễn ra hiệu quả hơn, đẩy chất lỏng dư thừa ra khỏi các mô. Bạn cho một thìa muối tinh vào cốc nước ấm và hòa cho đến khi muối tan đều trong nước. Sau đó cho một ngụm nước vào miệng, súc càng lâu càng tốt rồi phun ra ngoài. Lặp lại quy trình này hai lần liên tiếp. Loại nước súc miệng này đã được chứng minh là cách tốt làm dịu cơn đau họng.

Trà hoa cúc
Trà hoa cúc có tác dụng diệt khuẩn, góp phần loại bỏ các vi sinh vật gây viêm, giảm các triệu chứng đau họng. Để làm loại nước súc miệng này, bạn cho hai thìa cà phê trà hoa cúc vào một cốc nước sôi, để hỗn hợp trong bình, đậy kín trong ít nhất 10 phút. Tiếp đến, bạn lọc nước, bỏ xác trà, dùng nước trà này súc miệng càng lâu càng tốt, nhổ nước trà ra và lặp lại hai lần nữa. Lưu ý, bạn nên pha một loại trà mới mỗi khi súc miệng, không dùng trà đã pha ra quá lâu.
Baking soda
Bạn còn có thể trộn baking soda vào nước muối khi vệ sinh răng miệng. Cách này giúp giảm đau họng bằng cách tiêu diệt các loại vi khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của nấm và men trong vị trí tổn thương gây đau ở họng. Pha nước súc miệng bằng cách thêm một muỗng cà phê baking soda vào một cốc nước ấm và khuấy đều cho đến khi baking soda tan hoàn toàn. Ngậm một ngụm, súc miệng càng lâu càng tốt và nhổ đi, lặp lại hai lần.
Giấm táo
Bạn thìa canh giấm táo vào một cốc nước ấm và súc miệng càng lâu càng tốt, sau đó nhổ dung dịch ra ngoài. Cách này giúp giảm các triệu chứng của viêm họng. Tuy nhiên, chỉ nên súc miệng bằng giấm táo từ 1-2 lần và uống nhiều nước giữa các lần súc miệng. Giấm táo có công dụng kháng khuẩn, chống nhiễm trùng, có khả năng phá vỡ chất nhầy trong cổ họng và ngăn chặn vi khuẩn lây lan.
Trà bạc hà
Bạc hà là một loại cây thuốc có chứa tinh dầu bạc hà, một chất có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus. Nó có thể làm dịu cơn đau họng cũng như hỗ trợ điều trị nhiễm trùng có thể xảy ra. Bạn pha trà bạc hà bằng cách pha một thìa lá bạc hà tươi với một cốc nước sôi. Sau đó đợi từ 5-10 phút cho trà nguội và dùng trà để súc miệng trong ngày.
Người bị đau họng nên súc miệng ít nhất hai lần mỗi ngày khi các triệu chứng vẫn còn. Nếu có mủ trong cổ họng, rất có thể họng bị nhiễm trùng do vi khuẩn và trường hợp này nên hỏi ý kiến bác sĩ để đánh giá xem có cần dùng kháng sinh không.
Súc miệng bằng nước ấm với muối, giấm, baking soda, hoa cúc… dễ chuẩn bị tại nhà, có thể giảm các triệu chứng đau họng.
Gargling with warm water with salt, vinegar, baking soda, chamomile… easy to prepare at home, can relieve sore throat symptoms.
A sore throat is often caused by a viral or bacterial infection, which stimulates the immune system, causing swelling and redness. Gargling is bactericidal, antibacterial, and antiseptic, eliminating microorganisms that can exacerbate inflammation. Gargling relieves sore throat through osmosis. Substances that penetrate the throat push excess fluid and blood out of the tissues, reducing swelling and pain.
Here are 5 ways to make mouthwash at home that can improve sore throat symptoms according to TuaSaúDe (Spain).
Warm water with salt
When gargling with warm salt water, the osmosis process takes place more effectively, pushing excess fluid out of the tissues. You put a teaspoon of fine salt in a cup of warm water and mix until the salt is completely dissolved in the water. Then put a mouthful of water in your mouth, gargle as long as possible and then spit it out. Repeat this process twice in a row. This mouthwash has proven to be a good way to soothe a sore throat.
Chrysanthemum tea
Chamomile tea has a bactericidal effect, contributing to the elimination of inflammatory microorganisms, reducing the symptoms of a sore throat. To make this mouthwash, put two teaspoons of chamomile tea in a cup of boiling water, leave the mixture in a jar, covered for at least 10 minutes. Next, you filter the water, remove the tea body, use this tea to rinse your mouth as long as possible, spit out the tea and repeat two more times. Note, you should make a new tea every time you gargle, do not use the brewed tea for too long.
Baking soda
You can also mix baking soda with salt water when cleaning your teeth. This helps relieve a sore throat by killing bacteria and preventing the growth of fungi and yeast in the sore throat. Make a mouthwash by adding a teaspoon of baking soda to a cup of warm water and stirring until the baking soda is completely dissolved. Take a sip, gargle as long as possible and spit it out, repeat twice.
Apple Cider Vinegar
Add a tablespoon of apple cider vinegar to a glass of warm water and gargle for as long as possible, then spit the solution out. This helps reduce the symptoms of a sore throat. However, you should only gargle with apple cider vinegar 1-2 times and drink plenty of water between mouthwashes. Apple cider vinegar has antibacterial, anti-infective properties, has the ability to break up mucus in the throat and prevent bacteria from spreading.
Mint tea
Peppermint is a medicinal plant that contains menthol, a substance with anti-inflammatory, antibacterial, and antiviral properties. It can soothe a sore throat as well as aid in the treatment of a possible infection. You make mint tea by mixing a teaspoon of fresh mint leaves with a cup of boiling water. Then wait 5-10 minutes for the tea to cool and use the tea to gargle during the day.
People with sore throats should gargle at least twice daily while symptoms persist. If there is pus in the throat, it is very likely that the throat has a bacterial infection and in this case it is advisable to consult a doctor to evaluate whether antibiotics are needed.