Skip to content

Du học blog

096.993.7773 | Kinh nghiệm và kiến thức du học

Menu
  • ABOUT US
  • DU HỌC ANH
  • DU HỌC ÚC
  • GÓC KINH NGHIỆM
  • TRƯỜNG HỌC
  • HỌC BỔNG
  • CÔNG VIỆC
  • HỒ SƠ DU HỌC
  • Home
  • 2022
  • Giáo Dục Việt Nam Dưới Thời Thuộc Địa – Nguyễn Thụy Phương
Q&A

Giáo Dục Việt Nam Dưới Thời Thuộc Địa – Nguyễn Thụy Phương

Nguyễn Xuân Khôi14th July 20226th September 2022

Dưới thời thuộc địa, giáo dục nằm giữa hai mô hình đồng hóa và hợp tác. Mô hình 1 là đồng hóa, biến người thuộc địa thành người của Pháp, từng bước san bằng nền văn hóa của họ, buộc họ từ bỏ ngôn ngữ để họ tiến hóa thành người Pháp. Mô hình 2 là giáo dục có sự hợp tác giữa 2 bên: bên thống trị và bên bị trị. Pháp sẽ cải thiện dân bản xứ bằng mọi cách nhưng phải có lợi cho sự thống trị và Pháp để cho người bản xứ làm việc trong bộ máy cai trị của Pháp tại An Nam. Dù được giáo dục dưới mô hình nào, giáo dục cũng là công cụ thực hiện hữu hiệu nhất nằm trong tay kẻ đi chinh phục, “muốn nắm giữ con tim của người bản xứ”.

Review Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa

GIÁO DỤC VIỆT NAM DƯỚI THỜI THUỘC ĐỊA – HUYỀN THOẠI ĐỎ VÀ HUYỀN THOẠI ĐEN

Là người dành nhiều năm nghiên cứu về giáo dục thời thuộc địa và hậu thực dân, tiến sĩ Nguyễn Thụy Phương mong muốn giới thiệu đến độc giả cuốn sách “Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa – Huyền thoại Đỏ và Huyền thoại Đen”. Hai thuật ngữ Huyền thoại Đỏ và Huyền thoại Đen được tác giả mượn lại từ sử gia Marc Ferro trong cuốn sách “Lịch sử các nền thuộc địa” của ông, với hàm ý nhận định về di sản giáo dục của chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương., thể hiện 2 quan điểm đánh giá di sản giáo dục mà người Pháp đã để lại cho Việt Nam. Một quan điểm tô hồng ca tụng và một quan điểm chỉ trích phê phán. Hai quan điểm này đều được phát ngôn bởi cả hai phía người thống trị – nhà cầm quyền và người bị trị – và thụ hưởng văn hóa Pháp.

Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng là một ca đặc biệt trong đế chế Pháp. Việt Nam tiền thuộc địa đã có sẵn một hệ thống đào tạo quan bảng, khoa cử lấy khuôn mẫu từ chế độ khoa bảng Nho giáo. Cuối thế kỷ 19, chế độ khoa bảng này mất dần vị trí độc tôn vì khả năng kém thích nghi trước thời cuộc. Chỉ còn tinh thần hiếu học vốn là bản sắc văn hóa Việt vẫn được coi trọng, vì học hành là con đường tiến thân để thành đạt. Người Pháp đã biết cách đặt thuộc tính văn hóa Việt này vào hệ thống giáo dục thuộc địa tại Đông Dương vốn được coi là một hệ thống đầy đủ và kiện toàn nhất trong tất cả các xứ thuộc địa Pháp.

Năm 1923, thống đốc Nam kỳ cho triệu chí sĩ Nguyễn An Ninh lên văn phòng để thẩm vấn và dằn mặt bằng một câu nói này:”Tụi trí thức hả, chúng tôi đâu có cần!” Nguyễn An Ninh đã thuật lại cuộc đối thoại này trên tờ “Chuông rè“ mà ông là người sáng lập. Nguyễn An Ninh là một trong những trí thức chống thực dân tích cực và bài bản thông qua cơ quan ngôn luận, đó là báo chí hoặc do ông sáng lập hoặc do ông đăng bài. Cuộc chạm trán trên tiêu biểu cho mâu thuẫn của chế độ thuộc địa khai hóa mà trong đó những giá trị của cách mạng Pháp được đem ra để phục vụ cho sự thống trị.

Chính sách giáo dục này nằm trong logic của chính quyền thuộc địa, đó là không bao giờ để thuộc địa phát triển bằng chứ đừng nói là hơn chính quốc vì thuộc địa không được phép cạnh tranh với chính quốc. Điểm này đặc biệt rõ trên lĩnh vực kinh tế, thương mại và sản xuất.

Chính sách giáo dục cản bước đó là phân chia thành nhiều bậc – cấp học, cộng với đó là các loại bằng cấp và kỳ thi, tạo nên những vật cản khiến đa số học sinh khó tiếp tục học lên cao được. Như vậy, một thiếu niên Đông Dương học trường làng thì vận may học cao tiến xa là rất thấp, nếu không muốn nói đó như một giấc mơ. Chính một vị đại diện của Bộ Thuộc địa được cử từ chính quốc sang tiến hành một cuộc khảo sát vào năm 1927 cũng chỉ trích chính sách giáo dục này ở các góc độ sau: “quá đào thải, chất lượng giáo dục ‘xoàng’ một phần vì chương trình ‘quá Pháp’ và vì đào tạo đội ngũ giáo viên không đủ.”

Dựa trên những tài liệu văn bản khai thác được từ các trung tâm Lưu trữ nước ngoài, đặc biệt là các văn phạm bản quy phạm pháp luật Của chính quyền thuộc địa Pháp, tác giả đã cố gắng phân tích một cách hệ thống về giáo dục Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung thời thuộc địa, từ đó rút ra những thành tựu và hạn chế của nền giáo dục thời kỳ này.

– Mai Nguyen

Share post

  • Facebook
  • More
  • Pinterest
  • Twitter
  • LinkedIn
  • Reddit
  • WhatsApp
  • Skype
  • Email

Related

Tagged Sách Hay
Nguyễn Xuân Khôi

Nguyễn Xuân Khôi

facebook.com/xuankhoi.nguyen27 0363180999
khoi.nguyen@dongthinh.co.uk

Post navigation

Previous

Previous post:

Người đàn ông ở Tây Ninh tự bắn 4 cây đinh vào đầu

Next

Next post:

Tại Sao Phương Tây Vượt Trội – Ian Morris

Previous post Người đàn ông ở Tây Ninh tự bắn 4 cây đinh vào đầu
Next post Tại Sao Phương Tây Vượt Trội – Ian Morris

Leave a Reply Cancel reply

12 NGHỀ NGHIỆP LIÊN QUAN ĐẾN VIẾT LÁCH MÀ BẠN CÓ THỂ THEO ĐUỔI
Trả lời câu hỏi "Tại sao bạn xứng đáng với học bổng này?" thế nào cho ngầu?
LỄ PHỤC SINH Ở ANH CÓ GÌ ĐẶC BIỆT?
SỰ KHÁC NHAU GIỮA “ENGLISH” VÀ “BRITISH”
Mức độ khó dễ của các ngôn ngữ trên thế giới
Văn hóa làm việc của người Anh
Parsec, phần mềm điều khiển màn hình độ trễ như không, tương lai của học từ xa là đây?
Bối cảnh truyện 'Vợ chồng A Phủ' ở tỉnh nào?
EnglishScore - ứng dụng kiểm tra tiếng Anh miễn phí từ British Council
SO SÁNH CHI PHÍ DU HỌC TẠI ANH, ÚC VÀ MỸ

Chủ đề nổi bật

education featured health immigration international introduction jobs kinh nghiệm du học learning Living in the UK news PLAN YOUR STUDIES Q&A scholarship share study in australia study in canada study in eu study in uk study in usa travel uk UK NEWS & STATISTICS Uncategorized university vietnam visa văn hóa nước anh

Chọn trường phù hợp

Công cụ tìm trường

Chọn học bổng

Trang tìm học bổng

Chọn ngành, khóa học

Chọn ngành | Khóa học

Blog Stats

  • 161,729 lượt xem

Nhắn câu hỏi của bạn vào đây

Nhắn câu hỏi của bạn vào đây
[hubspot portal="3433219" id="949a9320-8fe2-44df-8c2c-63423c20a7fa" type="form"]
Close
Menu
  • ABOUT US
  • DU HỌC ANH
  • DU HỌC ÚC
  • GÓC KINH NGHIỆM
  • TRƯỜNG HỌC
  • HỌC BỔNG
  • CÔNG VIỆC
  • HỒ SƠ DU HỌC

Related Post

Nữ sinh Nhân văn ‘nâng trình’ IELTS Listening từ 5.0 lên 9.0 chỉ trong 3 tháng

16th March 202316th March 2023

3 lời khuyên để chinh phục học bổng Singapore

12th March 202312th March 2023

Nữ sinh được khắc tên lên “bảng vàng” ở trương Phổ thông Singapore

20th February 202320th February 2023

Những lý do nên đi du học Ireland

19th February 202319th February 2023

Tìm hiểu khóa học Dự bị Thạc sĩ tại Vương quốc Anh

18th February 202318th February 2023

Tiến sĩ ĐH Stanford: Phí thời gian nếu tập trung luyện thi IELTS, SAT ở phổ thông

16th February 202316th February 2023
Copyright All rights reserved Theme: Blog Prime by Themeinwp.