Địa phương này có 49 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn; mỗi dân tộc có bản sắc riêng, tạo nên sự đa dạng về văn hóa, lễ hội

Câu 1: Tỉnh nào có nhiều dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn nhất?
a. Kon Tum
c. Quảng Ngãi
d. Đăk Lăk
Đáp án: Đắk Lắk
Đăk Lăk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba. Phía Bắc tỉnh giáp Gia Lai; phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà; phía Nam giáp Lâm Đồng và Đăk Nông; phía Tây giáp Campuchia.
Tỉnh Đăk Lăk rộng hơn 13.000 km2 với 2,1 triệu dân. Theo số liệu của Cục Thống kê Đăk Lăk, tỉnh này hiện có 49 dân tộc đang cư trú trên địa bàn. Trong đó, người Kinh đông nhất với 70% dân số; tiếp đó là người Êđê 18%, người Nùng 4%, người Tày hơn 2%, người Mông hơn 2,1%.

Sự đa dạng trong cộng đồng dân cư mang đến cho Đăk Lăk những giá trị văn hóa phong phú. Địa phương này được xem là “cái nôi” của nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào Êđê, M’nông, Gia Rai như: lễ hội cồng chiêng, lễ đâm trâu, đua voi mùa xuân.
Những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá của nơi này như kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như cồng chiêng, đàn đá, đàn T’rưng; những bản trường ca Tây Nguyên. Trong đó, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên mà Đăk Lăk là một trong năm địa phương có, được công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Câu 2: Tỉnh lỵ của Đắk Lắk là gì?
1. Pleiku
2. Gia Nghĩa
3. Buôn Mê Thuột
Đáp án: Thành phố Buôn Mê Thuột
Tỉnh Đăk Lăk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm TP Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và các huyện: Buôn Đôn, Cư Kuin, Cư M’Gar, Ea Kar, Ea Súp, Krông Ana, Ea H’leo, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Lăk, Krông Pắc, M’Đrăk.
Theo tiếng Êđê, Buôn Ma Thuột có nghĩa là bản, làng của cha cậu Thuột. Nó xuất phát từ tên gọi của A ma Thuột (A ma là cha; Thuột là tên con). Người Êđê khi có con trai, họ gọi nhau bằng tên của con trai mình. A ma Thuột nghĩa là cha của cậu Thuột, là vị tù trưởng giàu có và quyền uy nhất vùng.
Gia Nghĩa là thành phố tỉnh lỵ của Đăk Nông; Pleiku là thành phố của Gia Lai.

Trung tâm TP Buôn Ma Thuột. Ảnh: Báo Đăk Lăk
Câu 3: Địa hình Đắk Lắk chủ yếu dạng nào?
1. Đồi núi
2. Cao nguyên
3. Vùng trũng
Đáp án: Cao nguyên
Địa hình của Đăk Lăk rất đa dạng: nằm ở phía Tây và cuối dãy Trường Sơn, là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ với các đồng bằng thấp ven theo các sông chính. Địa hình của tỉnh có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc.
Vùng núi cao tập trung ở phía Nam và phía Ðông Nam, chiếm 35% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, có độ cao trung bình từ 1000-1200 m, trong đó có ngọn Chư Yang Sin cao 2.405 m.
Vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột và phụ cận có địa hình tương đối bằng, chiếm 53,5% diện tích tự nhiên, có độ cao trung bình 450 m. Địa hình vùng thấp trũng chiếm 12% diện tích tự nhiên, tập trung ở các huyện Krông Ana, Krông Nô, Lăk và bình nguyên Ea Súp.
Câu 4: Thời điểm trước khi tách thành hai tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông, tỉnh Đăk Lăk có diện tích rộng thứ mấy cả nước?
a. Thứ nhất
b. Thứ hai
c. Thứ ba
Đáp án: Khi đó Đắk Lắk cả nước
Tháng 11/2003, Quốc hội ra nghị quyết, tách Đăk Lăk thành hai tỉnh mới là Đăk Lăk và Đăk Nông. Từ năm 2004, tỉnh Đăk Nông được tái lập với diện tích tự nhiên hơn 6.500 km2.
Như vậy, thời điểm trước khi tách tỉnh, Đăk Lăk rộng hơn 19.500 km2, đứng đầu cả nước. Hiện, tỉnh rộng nhất nước là Nghệ An với 16.490 km2; xếp thứ nhì là Gia Lai 15.510 km2.

Hồ Lăk. Ảnh: Facebook LAK Tented Camp
Câu 5: Sông nào lớn nhất chảy qua Đăk Lăk?
a. Sêrêpôk
b. Sông Ba
c. Đồng Nai
Đáp án: Sông Sêrêpôk
Đăk Lăk có ba hệ thống sông ngòi phân bố tương đối đều trên lãnh thổ (Sêrêpôk, sông Ba, sông Đồng Nai) cùng với hàng trăm hồ chứa và 833 con suối có độ dài trên 10 km
Trong đó, Sêrêpôk là dòng sông lớn nhất. Sêrêpôk được hình thành trên địa phận tỉnh Đăk Lăk và được hợp thành từ hai con sông nhỏ là Krông Ana (sông cái) và sông Krông Nô (sông đực). Đoạn chảy trong lãnh thổ Việt Nam của sông lớn này dài 126 km.

Hồ thủy điện Buôn Tua Shar trên sông Sêrêpôk. Ảnh: Báo Đăk Lăk
Khác với lẽ thông thường là sông chảy xuôi dòng đổ ra biển lớn, Sêrêpôk lại chảy ngược lên hướng thượng nguồn rồi sang địa phận Campuchia. Tại đây, sông nhập vào dòng Mekong và đổ lại vào lãnh thổ Việt Nam.
Trong tiếng dân tộc vùng Tây Nguyên và Nam Lào, “Sê” là sông. Do đó, Sêrêpôk nếu gọi đúng phải là Sê Rêpôk.
* Nguồn Tư vấn du học Anh Quốc – Quốc Tế Du Học Đồng Thịnh dongthinh.co.uk (+84) 96 993.7773 | (+84) 96 1660.266 | (+44) 020 753 800 87 | info@dongthinh.co.uk